Thiết kế môi trường âm thanh hoàn thiện cho căn phòng của bạn | News | Công ty TNHH Phương Ngọc
Sửa nhàSửa chữa điện nước
        Tin tức  /  
Thiết kế môi trường âm thanh hoàn thiện cho căn phòng của bạn
(2012-10-10 02:05:00)

Thiết kế môi trường âm thanh hoàn thiện cho căn phòng của bạn Sử dụng kết hợp các tấm tường hút âm để hỗ trợ hệ thống trần hấp thụ âm thanh để có một môi trường âm học hoàn hảo.

 

 


Các tấm hút âm thẳng đứng cho môi trường âm học hoàn thiện

 

 

Trong một số căn phòng, các điều kiện như hệ thống trần hút âm phủ kín sàn không thể phát huy hết hiệu quả trong việc tạo nên một môi trường âm học dễ chịu. Ví dụ như tại các trung tâm trông giữ trẻ hay tại các trường tiểu học, các nghiên cứu chỉ ra rằng, hệ thống trần hút âm không chỉ ảnh hưởng rất lớn đến việc giảm thời gian âm vang mà còn hạn chế áp lực về âm thanh trong tổng thể gian phòng. Vì vậy cần phải tận dụng tối đa số lượng vật liệu hút âm và điều này có nghĩa là chúng ta cũng phải sử dụng hệ thống tường hút âm để đạt được hiệu quả tốt nhất. Các điều kiện tối ưu có thể đạt được chính là nhờ các tấm hút âm lắp đặt trên các bề mặt khác chứ không chỉ riêng hệ thống trần.

 

Trong một số các trường hợp, rất khó khăn hoặc không thích hợp để lắp đặt toàn bộ diện tích trần hút âm mà chúng ta có thể chỉ sử dụng một phần trần hút âm. Đối với các tòa nhà cũ, hệ thống trần ban đầu có thể có những chi tiết thạch cao hay các tác phẩm nghệ thuật mà chúng ta muốn che đi hoặc muốn mọi người nhìn thấy nhưng lại mâu thuẫn với các quy định. Đối với các tòa nhà hiện đại, thiết kế nội thất có thể giống như vậy khi mà các kiến trúc sư hay nhà thiết kế mong muốn thực hiện các sáng tạo nghệ thuật hay phô ra cấu trúc mái nhà nơi mà rầm bê tông hoạt động tích cực trong hệ thống tỏa nhiệt và không được phép che phủ.


 

 

Các thông số âm học và cách thức áp dụng

Thời gian âm vang (RT) là các tham số được sử dụng thường xuyên nhất cho các tính toán và các phép đo âm học trong phòng. Các công thức thường được sử dụng là công thức Sabine hoặc một số phiên bản sửa đổi của nó. Chúng rất dễ sử dụng - bạn cần khối lượng phòng và lượng hấp thụ âm thanh, dược tính toán với hệ số hấp thụ αp.

Tuy nhiên, các công thức này được thiết kế cho các điều kiện lý tưởng trong môi trường khuếch tán âm thanh. Trong thực tế, môi trường âm thanh khá xa với khuếch tán. Nó có thể bao gồm hai phần chính: các trường âm thực tế và các trường âm không khuếch tán.

 

Trường âm thực tế

Trường âm không khuếch tán

 

 

 

Đối với trường âm thực tế: các âm thanh tồn tại chủ yếu ở những dải tần trung và cao bao gồm các năng lượng âm thanh được phát triển theo những đường thẳng song song với bề mặt hút âm (thường xảy ra với hệ thống trần). Thời gian âm vang trong một căn phòng được quyết định chủ yếu bởi âm thanh thực tế. Điều này có nghĩa là, trong thực tế thời gian âm vang sẽ có thể cao hơn giá trị được tính toán cho khu vực khuếch tán âm thanh.

 

Cách tốt nhất để điều chỉnh năng lượng âm thanh là nên sử dụng các tấm hút âm lắp đặt trên bề mặt tường. Năng lượng âm thanh cũng có thể đối hướng khi mà bị hấp thu bởi trần hút âm hay các bề mặt của đồ đạc nội thất trong phòng.

 

 

 

Các tấm hút âm được lắp đặt theo phạm vi nhỏ thay vì phạm vi lớn, các khu vực không bị gián đoạn sẽ làm tăng sự khuếch tán đồng thời giảm thời gian âm vang.


 

Những lợi ích bổ sung với các tấm hút âm theo phương thẳng đứng

Rất nhiều công trình yêu cầu môi trường âm học trong phòng phải thật tốt để giảm thiểu mức độ tiếng ồn. Khả năng hấp thụ âm thanh trong phòng càng lớn thì mức độ tiếng ồn càng giảm. Điều này cho thấy rằng việc giảm các cấp độ áp suất âm thanh (giảm tiếng ồn) trong phòng còn dẫn đến việc giảm thiểu các âm thanh bổ sung nhờ vào các tác động về tâm lý như mọi người nói chuyện nhỏ hơn.

 

Đối với các môi trường đòi hỏi cao về độ rõ ràng của lời nói thì việc ứng dụng các giá trị STI (hoặc RASTI) có thể là thông số thích hợp hơn thời gian âm vang. Mặc dù STI được xác định một phần thông qua thời gian âm vang nhưng phương pháp này có mối liên hệ chặt chẽ với số lượng vật liệu hấp thụ âm thanh trong phòng. Tăng khả năng hấp thụ âm thanh bằng việc lắp đặt các tấm hút âm trên tường sẽ làm giảm thời gian âm vang, nâng cao độ rõ của lời nói động thời giảm bớt cấp độ áp suất âm thanh.

 

 

Số lượng vật liệu hút âm có thể được sử dụng để tính toán độ dễ truyền tải của lời nói và sự suy giảm của cấp độ ấp suất âm thanh. Tuy nhiên, sẽ là không an toàn hoặc chưa đủ tin cậy nếu chỉ tính toán thời gian âm vang dựa vào số lượng vật liệu hút âm.


Các giải pháp thực tế cho âm thanh theo phương thẳng đứng.

 

Ít nhất phải cân nhắc ba yếu tố khi xử lý âm thanh cho một căn phòng:

  • Khu vực sẵn có để xử lý âm thanh
  • Những yêu cầu về sức mạnh cơ học
  • Tính thẩm mỹ

 

Ứng dụng đơn giản nhất là lắp đặt các tấm tường liên tiếp phủ kín bề mặt hoặc một phần bề mặt của hệ thống tường. Xuất phát từ khía cạnh âm thanh lý tưởng nhất là che phủ ít nhất hai bức tường vuông góc thẳng đứng, hoặc một phần của chúng, bởi vì trong trường hợp này, cả những khu vực âm thanh theo chiều ngang được xử lý và âm thanh dội lại liên tục cũng sẽ được loại trừ.

 

Một phương thức lắp đặt các tấm tường khác là phân chia chúng thành những khu vực nhỏ hay thậm chí sử dụng chúng một cách riêng lẻ, rải khắp ra bề mặt tường. Điều này có thể được thực hiện theo một nhịp điệu đều đặn hoặc gợi mở một khôn gian cho sự sáng tạo.
 

Một phương thức sắp xếp các tấm tường thông thường trong các lớp học hay các khu văn phòng là lắp đặt một dải các tấm hút âm theo phương nằm ngang ở một độ cao thích hợp và sử dụng chúng như các tấm bảng đính thông tin. Trong trường hợp này, việc sử dụng nhiều tấm tường thích hợp hơn một tấm tường và để kết hợp với hệ thống trần hấp thụ âm thanh. Các tấm tường hút âm nên được đặt tại tầm nghe của mọi người ở cả vị trí ngồi và vị trí đứng.

 

 

Các góc có tầm quan trọng đặc biệt nhất trong âm thanh- các góc giữa các bức tường và các góc, giữa trần nhà và các bức tường- các tấm hút âm phát huy hiệu quả tối ưu ở những khu vực này.

 

 

 

 

Trong hầu hết mọi trường hợp, sẽ là một ưu thế nếu có thể kết hợp các tấm tường hút âm với hệ thống trần treo.

1) trần

2a) tấm tường ngắn

2b) tấm tường dài

 

Các mảng âm thanh

Thiết kế âm học với các tấm treo tự do

 

 

 

Việc sử dụng các tấm trần treo tự do cung cấp nhiều các giải pháp âm thanh linh hoạt để giải quyết các vấn đề liên quan đến thiết kế âm thanh. Khu vực sử dụng trần treo tự do để cải thiện âm thanh đơn điệu, các tấm trần treo độc lập mang lại các lợi ích của hiệu ứng nhiễu xạ, với một diện tích các mảng hút âm lớn hơn được tiếp xúc với khu vực âm thanh. Cả hai tác dụng này có thể được sử dụng để tăng tính chất hấp thụ âm thanh.

 

Trong môi trường lớn, môi trường ồn ào như các khu văn phòng mở, nhà hàng, trung tâm mua sắm,… các tấm trần treo tự do có thể được lắp đặt gần khu vực làm việc hoặc các địa điểm khác nơi mà yêu cầu xử lý âm thanh là cần thiết để đạt được các điều kiện thích hợp cho việc giao tiếp, tập trung hoặc phục hồi. Khu vực này có thể là quầy lễ tân và trao đổi thông tin hoặc các khu vực giải khát, bao gồm trong không gian lớn hơn và ồn ào.

 

Đối với nhiều tòa nhà, vì nhiều lý do khác nhau, tổng thể hệ thống trần không thể được sử dụng, ví dụ như nơi có nhiệt độ được điều chỉnh thông qua rầm (rầm bê tông có lõi hoạt hóa) hoặc nơi có những khu vực lớn sử dụng kính, việc lắp đặt trần theo kiểu các ốc đảo hút âm là một cách để tạo ra môi trường âm thanh có thể chấp nhận được. Những ốc đảo hấp thụ âm thanh có thể được thiết kế theo kiểu trần thả hoặc các tấm treo nằm ngang.

 

Ốc đảo hấp thụ âm thanh cũng có thể được sử dụng trong môi trường mà trần âm thanh không phát hut hết hiệu quả triệt tiêu tiếng ồn. Bằng cách bổ sung các tấm treo nằm ngang hoặc trần thả, môi trường âm thanh có thể được cải thiện với việc giảm mức âm thanh và một cách giảm bớt âm thanh như tăng khoảng cách.


 

Xung quang tấm trần treo tự do, hiệu ứng âm thanh sẽ được thể hiện như sau:

  • Giảm độ ồn các khu vực lân cận của tấm treo tự do
  • Nâng cao độ rõ của lời nói  và C50
  • Rút ngắn thời gian suy yếu âm(EDT)
  • Tăng cường định hướng thính giác

 

Trong các không gian mở, các tấm trần treo tự do có thể được sử dụng như một phần bổ sung cho hệ thống trần tiêu âm phủ kín. Việc lắp đặt các tấm trần treo tự do phía trên khu làm việc sẽ gia tăng cho các hiệu ứng âm thanh bên trên, giảm thiểu quá trình truyền âm qua các khoảng cách lớn đồng thời làm tăng độ rõ của lời nói giữa các nhóm làm việc cùng nhau trong một khu vực.


 

 

Các hiệu ứng chủ quan của các tấm trần treo tự do:

  • Tăng cường độ rõ của lời nói và hỗ trợ quá trình tiếp nhận lời nói
  • Giảm căng thẳng và các triệu chứng liên quan đến căng thẳng
  • Tiết kiệm năng lượng khi nói
  • Dễ dàng tập trung

 

Đối với các khu vực mà các tấm trần treo tự do được sử dụng như các ốc đảo độc lập phía trên khu vực làm việc thì các tấm hấp thụ âm thanh nên được lắp đặt gần với khu vực làm việc nhất có thể để nâng cao hiệu quả. Các tấm trần treo tự do nên phủ kín carheej thống trần và tốt nhất nên lắp đặt chồng chéo lên nhau. 

 

Lắp đặt cao

 

Lắp đặt thấp

 

 

Khi sử dụng những tấm trần treo tự do bổ sung hiệu quả cho hệ thống trần phủ kín, tốt nhất là nên cắt thành từng tấm trần treo nhỏ để che phủ toàn bộ khu vực diện tích trần, việc chia nhỏ này sẽ nâng cao hiệu ứng nhiễu xạ âm thanh và hỗ trợ nhiều hơn  cho khu vực khuếch tán âm thanh .

 

Nếu khu vực làm việc gần tường phản âm thì chúng ta nên sử dụng tấm tường hút âm đễ hỗ trợ cho các tấm trần treo tự do

 

Các tấm trần treo tự do nâng cao khả năng định vị nguồn âm thanh tại các khu vực lân cận khu vực làm việc. Điều này sẽ làm tăng khả năng điều chỉnh góp phần tạo ra một môi trường ít áp lực.